September 26, 2017

THE SOLEMN PRAYERS ~ LỜI KHẤN NGUYỆN

Homage to All The Dharmas
Homage to All The Sanghas
May our requests be granted
May our prayers be accepted
Due to our whole-heartedness

May our endless veneration
To offer all Buddhas in the universe
Last longer and be greater
Than any mountain or ocean

May our loving-kindness
Be ever lasting
To spread all over realms
To send to all living beings

May all sentient beings
Live with mutual affection
Without envy or htred
Without war or killing

May wrong doers believ in
The karma law and its fairness
Then they will repent of thier sins
Through remorse and good deeds

May the blind be able to see
The deaf be able to hear
May the poor be warm and full
The ill be well and healthy

May all in the animal kingdom
And such forms of ignorance
Be reborn as human beings
Who will cultivate Buddhism

May hungry ghosts stop rambling
In their famine-stricken situation
May the dead get salvation
And take the refuge in The Triple Gems

May beings fallen in the nether world,
Which are tortured by just punishment,
Be able to raise great compassion
The only way to remove miseries

I kowtow to The Buddhas
Boddhisattvas, Saints and Sages
May You bring sacred teachings
To awaken all sentient beings

Please help us in coming lives
No matter where we are born
To grasp holy and noble teachings,
To follow the right cultivation

Please help us to behave modestly
To have deep respect for everyone
To efface ourselves is necessary
'Cause our cultivation is lacking

Please help us be generous
To share and make offerings
To support and love all
Especially those in great need

Please help us to be calm
In the face of adversity
Either receiving reprimands
Or being damaged by trickery

Please help us be joyful
On seeing other's success
Or other's god deeds
As if they were ours

Please help us remain silence
Not talk of other's faults
But quietly kneel to pray
That they no longer err

Please help us to free
From fetters of pleasure
So that our small heart
Can learn to love all

Homage to All The Buddhas
Suffering has been plenty
Through countless lives and deaths
There is only tiredness and bitterness

Today, we vow to return
Toward true deliverance
To win perfect wisdom, away from ignorance
And lead beings to The Noble Path

Please help us to hold firm
Our determination to cultivate Dharma
With diligence every hour
Never wasting even one minute

Please help us to nurture virtue
With profound contemplation
And superlative wisdom
To sweep away egoism

Please help us to be mindful
Not be arrogant
To realize our shortcomings
Though advance in cultivation

We vow to keep on
Not to stay at the halfway point
Until we reach the peak of attainment
As The Buddha's Insight

We pledge to come back
As a heart-felt devotion
We pledge to make Buddhism
Really spread world-wide

Homage to All The Buddhas
May my prayers be granted
May my wishes come true
As offered to The Triple Germs

NAMO SAKYA MUNI MUNI BUDDHA
Kính lạy Mười Phương Pháp
Kính lạy Mười Phương Tăng
Xin chứng giám lòng con
Với tất cả tâm thành
Dâng lên lời khấn nguyện

Xin cho con mãi mãi
Lòng tôn kính vô biên
Hơn núi biển mông mênh
Dâng lên Mười phương Phật

Xin cho con mãi mãi
Lòng thương yêu không cùng
Trải thế giới tam thiên
Đến chúng sinh vô tận

Xin cho khắp muôn loài
Sống yên lành bên nhau
Không ganh ghét oán thù
Không chiến tranh giết chóc

Xin cho kẻ bất thiện
Biết tin có luân hồi
Có nghiệp báu trả vay
Để hồi đầu hướng thiện

Xin kẻ mù được sáng
Kẻ điếc lại được nghe
Kẻ nghèo được ấm no
Kẻ ốm đau bình phục

Xin cho loài cầm thú
Thoát được nghiệp ngu si
Tái sinh vào cõi người
Biết tu theo Phật pháp

Các vong linh vất vưởng
Trong cõi giới u huyền
Thoát nghiệp đói triền miên
Quy y và siêu thoát

Xin cho nơi địa ngục
Chúng sinh đang đọa đày
Khởi được tâm từ bi
Để xa lìa cảnh khổ

Cúi xin Mười Phương Phật
Chư Bồ Tát Thanh Hiền
Đem chánh pháp thiêng liêng
Sáng soi nghìn thề giới

Cho chúng con mãi mãi
Dù sinh về nới đâu
Đều gặp pháp nhiệm mùa
Để nương theo tu tập

Cho con biết khiêm hạ
Biết tôn trọng mọi người
Tự thấy mình nhỏ nhoi
Việc tu còn kém cỏi

Cho tay con rộng mở
Biết san sẻ cúng dường
Biết giúp đỡ yêu thương
Đến những người khốn khó

Xin cho con bình thản
Trước ngịch cảnh cuộc đời
Dù bị măng bằng lời
Hay bằng điều mưu hại

Xin tâm con sung sướng
Khi thấy người thành công
Hoặc gây tạo phước lành
Như chính con làm được

Cho con biết im lắng
Không nói lỗi của người
Chỉ lặng lẽ dùng lời
Cầu cho người hết lỗi

Xin vòng dây tham ái
Rời khỏi cuộc đời con
Để cho trái tim con
Biết yêu thương tất cả

Cúi lạy Mười Phương Phật
Đau khổ đã nhiều rồi
Vô lượng kiếp luân hồi
Đắng cay và mỏi mệt

Nay con dâng lời nguyện
Giải thoát, quyết tìm về
Giác ngộ, quyết lìa mê
Độ sinh, đền ơn Phật

Xin cho con giữ vững
Được chí nguyện tu hành
Không một phút buông lơi
Không một giờ xao lãng

Xin vẹn toàn giới hạnh
Với thiền định lắng sâu
Với trí tuệ nhiệm mầu
Xóa tan dần chấp ngã

Xin cho con tỉnh táo
Không kiêu mạn tự hào
Dù tu tiến đến đâu
Cũng tự tìm chỗ dở

Nguyện cho con đi mãi
Không đứng lại giữa đường
Đến tuyệt đối vô biên
Tâm đồng tâm chư Phật

Rồi trong muôn vạn nẻo
Của sinh tử luân hồi
Con mãi mãi không thôi
Độ sinh không dừng nghỉ

Cúi lạy Mười Phương Phật
Xin chứng giám lòng con
Lời khấn nguyện sắc son
Dâng lên ngôi Tam Bảo

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

May 19, 2017

LỜI CẢM TẠ CỦA THUYỀN NHÂN

Headnote:

I 'take note' this poem not only because of the content but also because of the Vietnamese literature...

***

Chúng tôi: người Việt Nam tị nạn
Bỏ nước, đau lòng, vượt biển sang dây
Sóng dập gió vùi, trăm nỗi đắng cay
Mất triệu lìa quê, bao người bỏ xác?
Quê hương tôi, xưa thanh bình hoan lạc
Bỗng một ngày phải tan tác đau thương
Kẻ chết, người tù, già trẻ vượt đại dương
Cho nước mắt thành sông?
Biển Đông pha máu?
Chết vẫn ra đi, dù chưa biết nới nương náu
Sinh tử cận kề, kinh hoàng cũng đành cam
Thế giới thương tâm, cứu vớt thuyền nhân
Cho chúng tôi tự do, cơm no áo ấm
Già trẻ được học hành, săn sóc, yêu thương
Chẳng lo gió rét (1) bốn mùa sương tuyết
Bốn chục năm dài một thưở bình an
Người Việt Thuyền Nhân, đôi khi vẫn khóc
Vì thương nhớ quê nhà, non nước thưở xa xưa
Một thời chiến tranh, một thời máu lửa
Có mồ mả ông cha, chan chứa nghĩa tình
Quê tuy nghèo nhưng ân nghĩa keo sơn 
Vẫn lệ nhỏ những đêm buồn trăn trở 
Mấy chục năm qua chúng tôi vẫn nhớ
Bát cơm xưa Xiếu Mẫu: trả ngàn vàng
Xin gửi lên đây: lòng tri ân cao nhất
Tới tất cả ân nhân: hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Tới các nước bạn Á, Âu, Canada, Phi, Úc, ...
Ân tình này một thưởi khắc trong tim
LÀ HOA THƠM NGÀO NGẠT KHẮP THẾ GIAN
NỞ RỰC RỠ NGÁT HƯƠNG TÌNH NHÂN LOẠI

PHX. HOÀI HƯƠNG

Trích tạp chí Bút Tre số ra tháng 11/ 2016, bộ 15, quyển 11, www.buttre.org

***
The original word is "sương", but allow me to edit by the word "rét" to make it better. 

This poem express the gratitude of a Vietnamese 'boat people', a nice traditional of Viet Nam, drinking the water, remembering the source of that water.

Typed and posted in May-18-2017 by Nga


May 18, 2017

A VIETNAMESE DREAM: A MISSING CHANCE - GIẤC MƠ NƯỚC VIỆT: MỘT CƠ HỘI BỎ LỠ

Headnote

Dear friends and readers,

Thank you for dropping by my page. I would like to upload this post because I feel this is a general and equal view re Vietnamese history, I am half Vietnamese and I am interested in history. To me, history was so bored when I was in high school. It turned to be interesting by the time I grew up and gradually know another hidden face re the Vietnamese history I was taught while sitting on the school-chair. I do not dream to be a history teller, I would like to share "the knowledge about the past of a country in the entering-life-baggage" for the next generation. Write to this line, I suddenly think that somehow the past is not the history, and the history someway is not really the past... Here is the "Vietnamese dream- a missing chance" (the words in bold is the one I would like to 'note').

*** 

Những ngày cuối tháng mười đầu tháng mười một luôn luôn là một thời gian gợi nhớ đối với một số người Việt tha hương lớn lên trong những năm 50-60 muốn ôn lại lịch sử để còn có thể xác định được nhân dạng của mình. Dĩ nhiên, giữa các thế hệ luôn luôn có những khoảng cách (nếu không đã không có chữ "generation gap") khiến cho già trẻ ngày càng xa nhau, nhưng lịch sử vẫn có thể có tác dụng làm con người đến được với nhau nếu có một nền văn hóa dân tộc khuyến khích người ta bao gồm kiến thức về quá khứ của đất nước trong hành trang vào đời của mình (Lời người post: tác giả dùng từ "quá khứ" của đất nước chứ không phải "lịch sử đất nước"). Đáng ngại thay đó chỉ là điều mơ mộng hão huyền trong thời đại ngày nay thế giới toàn cầu hóa đang lâm vào thế tuyệt vọng bế tắc, tuy không hẳn cùng đường; nơi nơi đang khủng hoảng vì lịch sử bị mất giá! Ví dụ như đối với phần lớn người Việt thời nay tuổi dưới 60 chẳng hạn, tức sinh sau năm 1956, chỉ nói những người có phần nào ý thức tha hương mất nước, làm sao họ có thể có khái niệm được chuyện gì đã xảy ra cách đây 60 năm nếu họ không hiểu được năm 1956 là thời điểm nền Đệ nhất Cộng hòa chính thức ra đời với bản hiến pháp 26/ 10/ 1956, chỉ để tự vẫn 9 năm sau với biến cố "Cách mạng 1-11" - một cuộc "cách mạng" mà ngay từ trong trứng nước cũng chẳng ai màng nói đến. Thế nhưng nếu những thế hệ sau này thực sự muốn hiểu "ai đưa tôi đến chốn này", họ cần hiểu câu chuyện phần nào bắt đầu chính từ đây; chẳng phải đợi đến cuộc tổng tấn công của Việt Cộng năm 1968 làm cho Hoa Kỳ, nước đồng minh "bảo trợ" cuộc chiến đấu chống Cộng của nhân dân miền Nam bao nhiêu năm trước đó, "trở mặt", hiệp định Paris vào tháng giêng năm 1973 chính là hồi chuông báo tử của kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh của Nixon, và phải chăng biến cố tháng tư năm 1975 chỉ là "coup de grâce" sau Watergate?

Ngày nay, chỉ những người trên 70 đã thực sự sống dưới thời Đệ nhất Cộng hòa (1955 - 1963) mới có thể "kể chuyện đời xưa" cho con cháu, và chắc chắn những người "bình thường" đều có thể nhìn lại giai đoạn đặc thù đó một cách trung thực và thành tâm, tránh được cách nhìn một chiều và thành kiến có tính tôn giáo chỉ đưa đến sự bế tắc trong nhận thức. Trung thựcđúng với sự thật của lịch sử, và thành tâmnỗi ngậm ngùi chung về một thời đã mất hẳn không còn cách nào cứu chuộc được. Với sự liêm chính trí thức đó, người ta có thể mơ màng nói được quá khứ có lúc đã đẹp đẽ đến mức nào, và đau buồn khi nhớ lại những cơ hội đã bị bỏ lỡ khiến lịch sử đã tàn nhẫn xoay chiều, làm cho đất nước của chúng ta tan nát, lạc hậu như hiện nay. Nếu nhìn lại lịch sử không làm cho chúng ta gần gũi lại và nhìn nhận chúng ta chung nhau một số phận mà lại chỉ kích thích hay tạo nên những sự phân hóa, chia rẽ giả tạo, vô ích , đó chính là sự ngu xuẩn của những kẻ phản dịch và lạm dụng lịch sử.

Lịch sử Việt Nam cận đại có thể tính bắt đầu từ cuộc xâm lăng của thực dân Pháp vào nửa sau của thế kỷ XIX dưới chiêu bài bảo vệ người truyền giáo và tín đồ Thiên Chúa giáo, áp đặt chế độ "bảo hộ" lên Việt Nam, ban đầu là cuộc tấn công vào hải cảng Đà Nẵng năm 1858 và kết thúc bằng hiệp ước Patenôtre (1884). Cũng chẳng nên trách gì thực dân Pháp: đó là thời đại các nước phương Tây đua nhau đi tìm thuộc địa khắp năm châu, đến nỗi Anh quốc vẫn được tiếng là một đế quốc mặt trời không bao giờ lặn vì nơi nào Anh cũng có thuộc địa. Sự chia cắt ba miền đã có từ đây, Nam Kỳ là thuộc địa, Trung Kỳ và Bắc Kỳ là xứ bảo hộ. dẫn đến một phong trào chiến đấu bất khuất chống ngoại bang đô hộ trên cả ba miền của đất nước trong suốt 70 năm sau đó. Đệ nhị thế chiến đã mở ra một chương mới khi mặt trận Việt Minh của những người Cộng sản đã lợi dụng tình thế quân phiệt Nhật đầu hàng để nổi dậy làm cuộc "cách mạng tháng tám", cướp chính quyền và tuyên bố độc lập (02/ 09/ 1945). Tuy nhiên, Pháp theo chân quân Đồng Minh (trong đó có cả quân Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch) trở lại ngay sau đó tìm cách lấy lại thuộc địa này, Việt Minh phải rút vào chiến khu mở ra cuộc kháng chiến tám năm, vẫn được gọi là chiến tranh Đông Dương thứ nhất, bắt đầu từ cuối năm 1946... Cho đến chiến thắng Điện Biên Phủ, một thung lũng tại tỉnh Lai Châu miền bắc, giáp giới Ai Lao (từ 13/ 03 đến 07/ 05/ 1954). Trong khi đó, hòa đàm Genève với sự tham dự của các đại cường (Mỹ, Liên Xô, Trung cộng, Anh. Pháp) vừa bàn về bán đảo Triều Tiên vừa bàn về bán đảo Đông Dương đã bắt đầu từ 26/ 04/ 1954 và kết thúc nhanh chóng vào ngày 20/ 07/ 1954, kết quả là sự chia cắt đất nước Việt Nam ra làm hai phần ở vĩ tuyến 17 - sông Bến Hải.

Cuộc chiến đấu thần thánh chống Cộng Sản (đúng là một cuộc chiến thần thánh khi chúng ta nhìn lại cuộc di cư vĩ đại của gần cả triệu người từ miền Bắc thoát vào Nam, nhưng tiếc thay chúng ta đã không cảm nhận đầy đủ ý nghĩa đó bởi ý thức giới hạn của những nhà tôn giáo, chính trị và nghiên cứu lịch sử thời đó) của người dân Việt Nam có thể nói bắt đầu từ hiệp định Geneve chấm dứt cuộc kháng chiến nói trên và tạm thời chia đôi đất nước, một tuyên cáo sau hiệp định có nói đến kỳ hạn tổng tuyển cử thống nhất hai năm sau đó (1956). Lịch sử chưa nói hết sự bạc nhược, ngu xuẩn và vô lương tâm của thực dân Pháp dưới thời thủ tướng Pierre Mendes France (ông này được Đảng cộng sản Pháp ủng hộ, nhưng chỉ cầm quyền được 8 tháng - 8 tháng của ông đúng là định mệnh của Việt Nam) khi tháo chạy và bất kể quyền tự quyết của hàng chục triệu người dân hai miền mà họ đã từng cai trị bao nhiêu thập niên trước đó, cho dù Mendes France vẫn tự hào đã buột Cộng sản phải chấp nhận cho người dân chọn quyề cư trú. Mỹ, nước cầm đầu thế giới tự do, thấm mệt sau chiến tranh Triều Tiên (1951 - 1953) cũng thiếu định hướng trong chiến tranh Đông Dương. Người dân hoang mang, dao động, nhưng cũng chẳng có phản ứng gì. Từ sự phân chia đất nước thành ba miền đã phát sinh tâm lý "khoanh vùng": người ở miền này xem người ở miền kia là "ngoại tộc". Cho dù đạt được chiến thắng tại mặt trận Điện Biên Phủ, Việt Minh Cộng Sản biết rằng không thể nuốt trọng ngay được tất cả đất nước cho nên tạm chấp nhận một nửa miền Bắc, tin rằng chỉ trong hai năm họ có thể nhuộm đỏ luôn miền Nam dễ dàng với cuộc tổng tuyển cử khi miền Nam này dân tình vẫn chưa ổn. Suy luận lạc quan này đã bị thực tế bác bỏ, khiến cho sau này họ phải tính đến chuyện phát động chiến tranh nổi dậy với lực lượng họ gài lại.

Thực tế là thực dân Pháp đã quá mỏi mệt và suy bại sau Đệ nhị Thế chiến. mở cơ hội cho "sáng dội miền Nam" - sự ấp ủ lần đầu tiên của toàn dân về một nước Việt hòa bình, độc lập, dân chủ và thịnh vượng, với "Bắc Trung Nam độc lập góp phần" trong cuộc "cách mạng quốc gia" mới. Trong thời chiến tranh, người dân quê thì lo chạy giặc, người đô thị sống trong hoang mang, nhưng không tưởng được thực dân Pháp, có Mỹ đứng đằng sau, có thể bỏ cuộc khi Việt Minh chỉ thực sự hoạt động ở chiến khu Việt Bắc giáp giới Trung Cộng. Người ta cũng chưa tưởng được bằng cách nào Việt Nam sẽ giành được độc lập quốc gia khi Pháp chưa hề thực tâm trả lại quyền tự chủ cho nước này. Và bỗng dưng, đất nước bị chia cắt, nền Đệ nhất Cộng hòa ra đời với sự đăng quang của tổng thống Ngô Đình Diệm vào ngày 26/ 10/ 1955 đã mở ra "The Vietnamese Dream" chưa từng có - bao nhiêu hy vọng, mong đợi ở một kỷ nguyên mới cho đất nước. Và tên tuổi của ông Ngô Đình Diệm gắn liền với một chương có tính cách khai quốc này của lịch sử - vào lúc đó có thể có người đã so sánh ông với tổng thống George Washington mở đầu thời lập quốc của nước Mỹ. Nếu như... Ôi, nếu như...

Hiện nay, có lẽ rất ít người biết đến giai đoạn chính trị của miền Nam vào lúc đó phức tạp, rối rắm, tan nát, nhiễu loạn, ly kỳ đến mức nào. Có biết chưa chắc đã nhớ. Có nhớ chưa chắc đã hiểu chính xác. Phải ít nhấ 70. Mà trên 70, còn bao nhiêu người. Bởi vậy lịch sử đất nước đang mất mát, mai một nào ai cảm thấy.

Trong cuộc chiến thần thánh chống cộng sản, suy cho cùng, chính ông Ngô Đình Diệm là người đốt đuốc dẫn đường. Trong bối cảnh chính trị không có lãnh đạo, nhiễu nhương ở miền Nam trong thời đó, đúng là điều kỳ diệu phi thường, khi ông Diệm đã lập được kỷ cương, trật tự chỉ trong một thời gian ngắn. Bất cứ một người nào khác có cơ hội lãnh đạo đất nước thời đó chắc chắn chẳng có sức hiệu triệu mạnh mẽ như ông Diệm. Khó có quyết tâm cùng đảm lược hành động, mở ra chương sử mới nhanh chóng như ông. Trong khi Cộng Sản chiếm được miền Bắc đã nhanh chóng ổn định chính trị để chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử năm 1956 thống nhất đất nước, ở miền Nam hàng ngũ quốc gia tan nát và chính trị còn chưa xác định được thể chế quân chủ hay dân chủ, thuộc Pháp hay độc lập hoàn toàn. Có một quốc trưởng là Bảo Đại thì dù cho đất nước vừa bị chia cắt, chính trị miền Nam đang ở trong cảnh dầu sôi lửa bỏng. ngài vẫn chọn cuộc sống lưu vong bên Pháp, kẻ xấu miệng nói rằng hoàng thượng đã quen cuộc sống thụ hưởng ở thủ đô ánh sáng (nếu không nói là ăn chơi), để mặc cho chính trị nát bấy.

Ông Diệm, vốn là một quan lại cũ từ những năm 30, "treo ấn từ quan" có lẽ vì thấy triều đình "bất khiển dụng" và phải lưu vong vì chống Cộng, được Bảo Đại bổ nhiệm làm thủ tướng giữa khi ông đang ở Mỹ, ông trở về Saigon ngày 25/ 06/ 1954 và thành lập chính phủ đầu tiên sau hiệp định Geneve. Tuy nhiên, rõ ràng với sự chủ động của các anh em của ông trong nước, ông Diệm đã chuẩn bị từ trước cho ngày trở về, cho nên ông đã kiểm soát tình thế khá hiệu quả, chấp nhận những thách đố từ mọi phía: tay chân của Bảo Đại trong quân đội và chính giới Saigon; các thế lực tôn giáo địa phương như Hòa Hảo, Cao Đài; chính phủ Pháp không thiện cảm với chủ trương thoát ly ảnh hưởng Pháp của ông Diệm; và chính phủ Hoa Kỳ lo sợ ông Diệm không đủ hậu thuẫn chính trị ở miền Nam cho nên tình báo Mỹ cũng muốn tìm cách lật đổ ông!

Từ cuối năm 1954 đến giữa năm 1955, ông Diệm đã khởi công "bình định" các phe phái chính trị Hòa Hảo, Cao Đài ở miền Nam, Đại Việt và Việt Quốc ở miền Trung. Thử thách lớn nhất là cuộc nổi loạn của lực lượng Bình Xuyên ở ngay thủ đô Saigon đầu tháng Năm. Bảo Đại ở Pháp sợ ông Diệm "lộng hành", tìm cách can thiệp, từ tháng 4/ 1955 gọi ông Diệm qua Paris "triều kiến" nhưng cốt để cách chức ông. Bởi vậy, ông Diệm không đi, và bắt đầu công khai chống lại Bảo Đại. Ông Diệm cho dẹp luôn "hoàng triều cương thổ" trên cao nguyên của triều đại nhà Nguyễn. Cuối cùng, ông đã lật đổ Quốc trưởng Bảo Đại trong một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23/ 10/ 1955 - một số tác giả Mỹ cho ràng cuộc bỏ phiếu này "đầy tranh cãi". Nhưng chính trị Việt Nam cũng có những lý lẽ riêng của nó mà lý lẽ của người phương Tây có khi không biết tới được. Thực sự trong tình hình đất nước như thế, ai thực sự quan tâm đến Bảo Đại? Tính đến tháng 07/ 1955, đã có gần 800,000 người từ Bắc di cư vào Nam tìm tự do. Đó là con số chính thức, chưa kể "diện bảo lãnh". Chính vì sự khác biệt lý lẽ Việt Mỹ này mà hai "đồng minh" đã lạc nhau trong cuộc chiến chống Cộng sau đó.

Những biến chuyển dồn dập nhưng nói chung có tính tích cực trong hai năm 1955 và 1956 (từ chấm dứt chế độ phong kiến của nhà Nguyễn được Phap bảo trợ, dẹp loạn trong nước từ Trung vào Nam, ly thân với Pháp, đón nhận làn sóng người di cư, không chấp nhận hiệp định Geneve và tổng tuyển cử, thiết lập chế độ cộng hòa với hiến pháp 26/ 10/ 1956, xác định mục tiêu chống Cộng trong đường lối quốc gia, ...) đã nhanh chóng thuyết phục chính phủ Eisenhower thay đổi thái độ. Ông Diệm trở thành sự lựa chọn tốt hơn cả hay đúng hơn là sự lựa chọn duy nhất, "lý tưởng" cho mục tiêu xây dựng tiền đồn ở Đông Nam Á của Thế giới Tự do trong cuộc chiến. Điều này rõ rệt trong thư gửi tổng thống Diệm vào ngày 27/ 10/ 1956, tổng thống Eisenhower viết:"Sự ngưỡng mộ tôi có khi theo dõi những tiến triển của Việt Nam Cộng Hòa trong năm qua đã khiến tôi gửi đến ngài những lời chúc mừng nhiệt tình nhất của người dân Mỹ trong dịp kỷ niệm năm đầu tiên của nền cộng hòa và hiến pháp Việt được ban hành. Người dân Mỹ đã theo dõi cuộc chiến đấu đáng nói của người dân Việt Nam trong những năm qua để giành và duy trì độc lập. Những thành công của Việt Nam Cộng Hòa trong ngăn chặn âm mưu gây hấn của Cộng Sản từ bên ngoài và vượt qua những chướng ngại khó khăn nhất bên trong đã cho thấy những gì có thể thực hiện được khi người dân một nước tập họp vì chính nghĩa tự do".

Trong thơ này, tổng thống Mỹ cam kết sự hỗ trợ tích cực của Mỹ cho công cuộc dựng nước, giữ nước Việt Nam độc lập, tự do, chống cộng, thịnh vượng của người dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của tổng thống Ngô Đình Diệm. Vào tháng 05/ 1957, tổng thống Ngô Đình Diệm được tổng thống Eisenhower mời đến thăm nước Mỹ, sự đón tiếp trọng thị tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sau này vẫn mơ ước, và đương nhiên chưa một ai ở Bắc Bộ Phủ dám mơ tưởng. Ông Eisenhower đón ông Diệm ngay tận chân cầu thang máy bay. (bức thơ đó như sau: Dear Mr. President: The admiration  with which I have watched the progress of the Republic of Viet-Nam during the past year prompts me to send to you the warmest congratulations of the American people on the occasion of the first anniversary of the Republic and upon the promulgation Vietnamese Constitution. The American people have observed the remarkable struggle of the Vietnamese people during the past years to achieve and to maintain their independence. The success of the Republic of Viet-Nam in thwarting the aggressive designs of Communism without, and in surmounting the most difficult obstacles within, have shown that can be achieved when a people rally to the cause of freedom. We in America pray that those now still living in the enslaved part of your country may one day be united in peace under the free Republic of Viet-Nam. The achievements of the Vietnamese people will long remain a source of inspiration to free peoples everywhere. As Viet-Nam enters this new period of national reconstruction and rehabilitation, my fellow countrymen and I are proud to be sharing some of the tasks which engage you. May the Vietnamese people inspired by your dedicated leadership and the high principles of their democratic institutions, enjoy long years of prosperity in justice and in peace. Sincerely, DWIGHT D. EIDENHOWER).

Bởi vậy, đối với người dân miền Nam, cái tết 60 năm trước, 1957-2017, là cái tết mơ mộng đầu tiên sau bao nhiêu năm sống chìm trong chiến tranh, loạn lạc, giặc giã và chịu mọi ách áp bức của một chế độ thực dân phong kiến.

Tết Định Dậu 2017 là cái tết đầu tiên người dân cảm thấy sự thanh thản, nhẹ nhành, an bình trong cuộc sống nhờ hòa bình đã lâu lắm, lâu lắm rồi, mới trở lại, tiếng súng đã ngưng và thay vào đó là tiếng pháo (hoa) chào mừng năm mới. Bao nhiêu thế hệ trước đó, nào có ai biết, cảm nhận được hòa bình là gì!

Tết Định Dậu là cái tết đầu tiên người dân cảm thấy được sống thoải mái trong một đất nước độc lập, tự do, dễ sống. Nếu chẳng thế, đã không có cả triệu người từ miền Bắc di cư vào Nam theo hiệp định Geneve 1954. Nếu chẳng thế, người ta đã không bỏ phiếu truất phế Bảo Đại. Thực sự là lần đầu tiên, người dân cảm thấy không phải sống dưới ách cộng sản và quân chủ phong kiến. Đối với phần lớn dân chúng, ông Ngô Đình Diệm cũng là một người lãnh đạo được kính trọng vì tiểu sử, vì cuộc sống, vì con người quốc gia, dân tộc, chống thực dân của ông. Và một điều quan trọng vô cùng, người ta tin tưởng ở sức mạnh chính trị của miền Nam bởi vì Hoa kỳ, nước lãnh đạo cả thế giới Tự do chống sự bành trướng của Quốc tế Cộng sản, đang sẵn sàng bảo trợ chế độ miền Nam như một tiền đồn chống Cộng ở Đông Nam Á.

Tết Định Dậu cũng là cái tết đầu tiên người dân ba miền Bắc - Trung - Nam thực sự sống chung với nhau, bắt đầu hiểu nhau và cảm thấy gần gũi với nhau. Người Nam vốn tính dễ dãi mổ rộng vòng tay, người Bắc nhìn miền Nam như "vùng đất hứa", người Trung từ Quảng Trị cũng vào Nam như vùng đất của những cơ hội. Điều quan trọng là trogn cuộc sống đang vươn lên, người ta nói chung cùng nhìn một hướng. Triển vọng kinh tế phát triển của miền Nam thể hiện đúng là "sáng dội miền Nam". Saigon là "viên ngọc trân châu của Á Đông, Saigon là nơi người viễn khách thường lui tới" - như bài hát ca một thời ca tụng "Hòn Ngọc Viễn Đông". Nông nghiệp, ngư nghiệp của vùng Cửu Long tiềm năng vô kể - như bài Tiếng Sông Cửu Long - Hội Trùng Dương của Phạm Đinh Chương (Nước sông dân cao. Cá lội ngù ngờ, nước xanh xanh lơ, bóng in cây dừa). Chưa kể đến khu vực đồn điền trà, cà phê, cao su ở miền cao nguyên và đất đỏ. Và Saigon, Biên Hòa đương nhiên là những trung tâm kỹ nghệ tiểu thủ công nghiệp sức phát triển có thể hàng đầu Đông Nam Á. Đời sống dễ dàng đến mức người ta bán trái cây một chục thường là 14-16 - ít khi 10 hay 12! (Lời người post: cái này, hồi tôi còn nhỏ, ở Sài Gòn: 1 chục là 10-12, về quê tôi: một chục là 14-16, đọc đến đây tôi mới hiểu vì sao, mỗi khi đi mua đồ, nhất là mua trái cây, tôi hay nghe Má tôi hỏi người bán: một chục 12 hay nhiêu? Bây giờ một chục chỉ là 10 thôi, tác giả à! Tại vì lúc đó tôi đi học tiểu học, được học là 1 chục là 10, mà sao Má còn hỏi vậy, trong lòng thắc mắc mà không dám nói, bẵng đi- có thể nói là- mấy chục năm, giờ mới hiểu tại sao... Giờ một chục được trả về nguyên lượng của nó là 10, đúng mà sao nghe không vui tí nào hả, tác giả ơi!...). Quan trọng hơn hết, viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ có thể thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng, đưa nền kinh tế miền Nam trở thành một trong những con cọp đầu tiên ở Đông Á. Thời đó, người ta không lo thất nghiệp. Không lo thiếu cơ hội. Không lo đời sống đi xuống. Có thể nhiều người tay trắng. Nhưng ai cũng mơ tưởng có thể làm nên. Ngay cả khi người ta phải đạp xích lô.

Bởi thế, đương nhiên phải có một "Giấc Mơ Nước Việt" trong mùa xuân Đinh Dậu năm dó. Một giấc mơ đổi đời. Những năm sau đó, giấc mơ ngày càng nung nấu, thể hiện trong những nỗ lực của chúng ta trong cuộc sống. Trong hình ảnh "sáng dội miền Nam". Trong giấc mơ Mộng Lành (Hoàng Trọng) giữa Xuân Miền Nam (Văn Phụng).

Thế nhưng giấc mơ đó, chúng ta đều hiểu, đã không thành.

Có lẽ vì chúng ta không thấy đường, nhiều người sau đó không nhìn chung về một hướng nữa. Cũng như trong biến cố mất nước 30/ 04, tất cả chúng ta đều phải chia sẻ và nhận phần lỗi lầm của mình, trong sự tan hoang của "Giấc Mơ Nước Việt" vì sự sụp đổ của nền đệ nhất Cộng Hòa, đừng nghĩ rằng có ai không có lỗi. Có thể kể đến tổng thống Diệm, hay em của ông, hay bà em dâu, nhưng đừng quên những nhà lãnh đạo tôn giáo vô ý thức, chẳng hiểu được giấc mơ của người dân và có khi còn lãnh cảm trước những cái chết, các tướng tá Tây không ra Tây, Ta không ra Ta, các trí thức thụ động, ngồi yên, không dám hiện hữu, ...

Và một phần lớn cũng vì những mô miền Bắc đã đắp trên suốt con đường chúng ta đi. Hà Nội trong những năm đó chìm trong nghèo đói và tan tác gia đình, xã hội vì "vô sản chuyên chính". Trong cơn ác mộng đó, họ nhìn đến cuộc sống miền Nam như thế, và đương nhiên có dư lý do để hãi hùng, phát sợ và nổi máu sát nhân. Tiếc rằng chúng ta không cảm nhận đúng mức mối đe dọa đó và ngay cả có người lãnh đạo cũng nghĩ rằng có thể nói chuyện được với bên kia.

Bây giờ, điều duy nhất chúng ta có thể nói: Once upon a time, we had a dream...

-Hoàng Ngọc Nguyên-

Trích báo Bút Tre số ra tháng 11/2016, bộ 15, quyển 11 www.buttre.org

***

Because I do not see it on the online version of But Tre magazine, I must type in Wordpad instead of sharing the link. Thank you for reading and sharing (if any), and thanks But Tre, thanks the writer Hoang Ngoc Nguyen.

Typed in May-11-2017, posted in May-18-2017 by Nga