July 19, 2014

TO OUR DEAR CHILD

On the day when you see us old, weak and weary,Have patience and try to understand us.
If we get dirty when eating,If we can not dress on our own,Please bear with us and remember the times
We spent feeding you and dressing you up.If, when we speak to you,
We repeat the same things over and over again,Do not interrupt us. Listen to us.
When you were small,
We had to read to you the same storyA thousand and one times until you went to sleep.When we do not want to have a shower,
Neither shame nor scold us.Remember when we had to chase youWith your thousand excuses to get you to the shower?When you see our ignorance of new technologies,Help us navigate our way through those world wide webs.We taught you how to do so many things,To eat the right foods, to dress appropriately,To fight for your rights.When at some moment we lose the memoryOr the thread of our conversation,Let us have the necessary time to remember.And if we can not, do not become nervous,As the most important thing is not our conversation,But surely to be with you and to have you listening to us.If ever we do not feel like eating, do not force us.We know well when we need to and when not to eat.When our tired legs give wayAnd do not allow us to walk without a cane,Lend us your hand. The same way we didWhen you tried your first faltering steps.And when someday we say to you,That we do not want to live any more, that we want to die,Do not get angry. Some day you will understand.Try to understand that our age is not just lived but survived.Some day you will realize that, despite our mistakes,We always wanted the best for youAnd we tried to prepare the way for you.You must not feel sad, angry nor ashamedFor having us near you.Instead, try to understand us and help usLike we did when you were young.Help us to walk.Help us to live the rest of our life with love and dignity.We will pay you with a smile and by the immense loveWe have always had for you in our hearts.
We love you, child.Mom and Dad

Collected from Hoa Thinh Don, Viet newspaper, Sunday, Oct-20-2006)

April 10, 2014

Luận khóa A Dục 05/ 2009 - Đề tài: Các hội Phật giáo Việt Nam trước năm 1963

I.       Giai đoạn từ năm 1923 đến 1945:
a.                  Các hội Phật giáo tại miền Nam:
1.      Hội Lục Hòa Liên Hiệp:
-         Năm 1923, thiền sư Khánh Hòa quy tụ quý tôn túc ở miền Tiền Giang, Hậu Giang tại chùa Long Hòa, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh bàn luận về vấn đề chấn hưng Phật giáo.
-         Sau cuộc hội bàn, Hội Lục Hòa Liên Hiệp đđược thành lập với mục đích vận động thành lập Hội Phật Giáo Toàn Quốc. Đa số các vị tôn túc có mặt trong buổi luận bàn đều là thành viên của Hội. Tuy nhiên, sau bốn năm trời, thiền sư Khánh Hòa bôn ba nhiều nơi, từ tổ đình này đến tổ đình khác vẫn không đạt được mục đích thành lập hội.
-         Năm 1927, bài viết về ý nguyện chấn hưng Phật giáo do một số Phật tử Hà Nội đề xướng được đăng tải trên tờ Thực Nghiệp- miền Bắc, thiền sư Khánh Hòa liền gửi sư Thiện Chiếu ra Bắc liên lạc với các tổ đình ngoài đó để trao đổi, trình bày nguyện vọng của mình, nhưng mục đích lập Hội Phật Giáo Toàn Quốc cũng không thể nào thực hiện được. Bấy giờ, thiền sư Khánh Hòa và Huệ Quang thống nhất phương án thứ hai: hình thành các Hội Phật Giáo theo từng miền một.
2.      Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học:
-         Đầu năm 1928, thiền sư Khánh Hòa, Huệ Quang cùng với các thiền sư Thiện Niệm , Từ Nhẫn, Chơn Huệ và một số cư sĩ trí thức như Ngô Văn Chương, Phan Ngọc Vinh, Nguyễn Văn Cần, Trần Nguyên Chấn, … tổ chức tại chùa Linh Sơn, đường Douaunont- Sài Gòn một học đường để giảng giải giáo lý và giáo dục tăng sinh, gọi là Thích Học Đường, đồng thời, một Phật học thư xã cũng đđược thiết lập. Hai cơ sở này là những trợ duyên thành lập Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học, trụ sở chính là chùa Linh Sơn, ban lãnh đạo gồm:
+    Hội trưởng                              : Thiền sư Từ Phong
+    Phó Hội trưởng thứ nhất        : Thiền sư Khánh Hòa

+    Phó Hội trưởng thứ hai         : Thiền sư Trần Nguyên Chấn
-         Hội này được xem là hậu thân của Hội Lục Hòa Liên Hiệp, tuy nhiên, hoạt động của Hội này không đạt được mục đích ban đầu khi thành lập Hội, do sự bất đồng giữa hai Phó Hội Trưởng.
3.      Hội Lưỡng Xuyên Phật Học:
-         Năm 1933, do không có sự hợp tác từ thiền sư Trần Nguyên Chấn- Phó Hội Trưởng Thứ Hai của Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học, Phó Hội trưởng thứ nhất- thiền sư Khánh Hòa về Trà Vinh lập “Liên Ðoàn Phật Học Xã”, tổ chức Phật Học Đường lưu động. Ba tháng thay đổi nơi cư trú vì không có một ngôi chùa nào có thể đủ khả năng nuôi dưỡng giáo sư và tăng sinh lâu dài. Thiền sư Khánh Hòa, Khánh Anh, Huệ Quang và Pháp Hải cộng tác với một số cư sĩ ở Trà Vinh thành lập Hội Lưỡng Xuyên Phật Học (Lưỡng Xuyên là hai con sông: sông Tiền và sông Hậu). Hội chính thức ra mắt ngày 13/ 08/ 1937 tại Trà Vinh. Hội xuất bản tạp chí “Duy Tâm”- cơ quan ngôn luận và truyền bá giáo lý của Hội.
4.      Hội Phật Học Kiêm Tế:
-         Năm 1934, nhà sư Thích Trí Thiền và nhà sư Thiện Chiếu thành lập Hội Phật Học Kiêm Tế- bên cạnh việc học Phật cần phải “kinh bang tế thế”. Ngay khi thành lập, Hội tổ chức một viện mồ côi tại chùa Tam Bảo. Hội chủ yếu kêu gọi Phật giáo đi theo đường lối xã hội chủ nghĩa.
5.      Hội Tịnh Độ Cư Sĩ:
-         Hội trưởng                  : tăng sĩ Minh Trí
-         Hội viên                     : chủ yếu là cư sĩ
-         Trụ sở hoạt động        : chùa Tân Hưng Long, xã Phú Định, Chợ Lớn.
-         Phát hành báo Pháp Âm, chủ nhiệm: Lê Văn Hậu, chủ bút: Trần Văn Quỳnh.
Hội Tịnh Ðộ cư sĩ công kích đường lối phục hưng Phật Giáo của Hội Phật Học Kiêm Tế cũng như đường lối của một số Hội khác.

Ngoài các Hội Phật Giáo họat động mạnh mẽ và rộng rãi, còn có các Hội Phật Giáo khác nhưng không phát triển địa bàn hoạt động:

1.      Hội Phật Giáo Liên Hữu: vị trụ trì chùa Bình An tỉnh Long Xuyên sáng lập năm 1932
2.      Hội Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu: Thiền sư Huệ Đăng sáng lập năm 1934, trụ sở ở chùa Thiên Thai- Bà Rịa.
3.      Hội Phật Giáo Tương Tế: do Lệ Phước Chí,  trụ trì chùa Thiên Phước- Sóc Trăng sáng lập năm 1934
b.      Các Hội Phật Giáo tại miền Trung:
1.      Hội An Nam Phật Học, thành lập 1932:
-         Hội trưởng                  : cư sĩ Tâm Minh- Lê Đình Thám
-         Chứng minh đạo sư    : thiền sư Giác Tiên
-         Hội viên                     : Nguyễn Khoa Tân, …
-         Trụ sở                         : chùa Trúc Lâm – Huế, đây cũng là Phật học đường đầu tiên. Tuy nhiên, các buổi giáo lý được giảng giải thường xuyên tại chùa Từ Quang.
-         Tạp chí của Hội          : Viên Âm, phát hành đầu tiên ngày 01/ 12/ 1938.
-         Hội đặc biệt đưa giáo lý đến với tầng lớp thanh niên trí thức. Ðoàn Phật Học Đức Dục ra đời là tên gọi đầu tiên  của Gia Đình Phật Tử ngày nay.
2.      Hội Ðà Thành Phật Học: thành lập tại Ðà Nẵng, nhờ sự hỗ trợ của thiền sư Tôn Nghiêm- chùa Linh Ứng, thiền sư Tôn Bảo- chùa Vu Lan, thiền sư Thiện Quả- chùa Tam Thai, … Hội chọn chùa Phổ Ðà làm Phật đường và phát hành tạp chí Tam Bảo do thiền sư Bích Liên (Bình Định) làm chủ bút.
c.       Các Hội Phật Giáo ở miền Bắc:
1.  Hội Phật Giáo Bắc Kỳ: thành lập năm 1934 với mục đích đẩy mạnh phong trào chấn hưng Phật giáo của các thiền sư cũng như các cư sĩ : thiền sư Trí Hải, Tâm Ứng, Tâm Bảo, cư sĩ Lê Dư, Nguyễn Hữu Kha, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ.
-     Hội trưởng      : Nguyễn Đăng Quốc
-     Pháp chủ         : thiền sư Thanh Hạnh- chùa Vĩnh Nghiêm
-     Trụ sở             : chùa Quán Sứ, đđường Richard- Hà Nội.
II.        Thành quả của các hội Phật giáo trong thời gian này (1923- 1945):
Ta thấy mục tiêu chung để thành lập Hội Phật giáo rất cụ thể, rõ ràng; nhưng các Hội Phật giáo hình thành và hoạt động trong 22 năm qua lại không có sự lãnh đạo duy nhất, đường lối hoạt động khác nhau, thậm chí trái ngược và đôi khi chống đối lẫn nhau. Tuy nhiên, có ba hội hoạt động mạnh, có hiệu quả, ảnh hưởng lớn đến quần chúng nhân dân. Ðó là: Hội Lưỡng Xuyên Phật Học, Hội An Nam Phật Học và Hội Phật Giáo Bắc Kỳ. Các thành quả cụ thể:
-         Các Phật học đường mở ra khắp nơi để đào tạo tăng tài.
-         Tạp chí Từ Bi Âm, Viên Âm, Ðuốc Tuệ là công cụ phổ biến giáo lý của đức Phật và trình bày quan điểm cuả Hội, đồng thời góp phần giữ gìn văn hóa dân tộc. Người dân đã có suy nghĩ tương đối đúng đắn về đạo Phật thông qua hình ảnh trang nghiêm, thanh tịnh của cảnh chùa với nếp sống thiền môn và phong thái từ hòa của các vị hòa thượng, chư tăng.
-         Nhờ việc xuất bản nhiều kinh sách nên giáo pháp cuả Ðức Phật được phổ cập rộng rãi đền nhiều nơi và giảm được nạn mê tín dị đoan.
-         Thành quả đáng ghi nhận cuả Hội An Nam Phật học là việc chú trọng giáo dục tuổi trẻ. Vì tuổi trẻ là tương lai đất nước, những người sẽ kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp cuả ông cha. “Sân chơi” đầu tiên mà Hội An Nam Phật Học tổ chức cho những người trẻ, thanh niên trí thức  là Ðoàn Phật học Ðức Dục, sau đó là Ðoàn Ðồng Ấu Phật Tử, sau chuyển thành Gia Ðình Phật Hóa Phổ và ngày nay chính là Gia Ðình Phật Tử. Một tổ chức đang ngày càng được các bạn trẻ quan tâm, như một “phương tiện” để “đem đạo vào đời”.
III. Giai đoạn từ năm 1945- 1951:
Sau cuộc cách mạng tháng Tám, Phât tử các nơi từ Nam ra Bắc đều hăng hái tham gia hoạt động cách mạng. Các đoàn thể tăng già cứu quốc, Phật giáo cứu quốc được thành lập ở nhiều nơi.
Tại Huế, các đoàn thể thanh niên đang trên đường phát triển mạnh nhưng phải tạm ngưng sinh hoạt do huynh trưởng và tăng sĩ trẻ đều bận tham gia cách mạng. Hoạt động của Gia đình Phật Hóa Phổ cũng phải tạm dừng. Trước tình hình đó thiền sư Thích Mật Thể cùng hợp tác với Ðoàn Phật Học Ðức Dục và một số tăng sĩ khác đã vượt qua nhiều khó khăn phát hành tạp chí “Giải Thoát” với mục đích nêu lên niềm tin, lập trường thích nghi Phật giáo với nếp sống cách mạng, dưới tên tạp chí có ghi dòng chữ lớn như một khẩu hiệu: Cơ quan nghiên cứu và áp dụng đạo Phật vào đời sống mới.
Tại miền Trung (Trung phần), ngài Trí Thủ vận động mở cửa các Phật học đường Bảo Quốc, Diệu Ðức (1947). Tháng 06/ 1948, Hội An Nam Phật học hoạt động trở lại với tên gọi mới: Việt Nam Phật học, trụ sở đặt tại Nguyễn Hoàng (Huế). Cư sĩ Chơn An Lê Văn Ðịnh làm hội trưởng.
Bên cạnh đó, Gia đình Phật Hóa Phổ cũng lần lượt tái sinh hoạt. Năm 1947, Sơn môn tăng già được tổ chức lại với tên gọi Sơn môn Tăng già Trung Việt, ngài Thích Tịnh Khiết được suy tôn làm Tùng Lâm Pháp Chủ, trụ sở đặt tại chùa Linh Quang (Huế)
Tại miền Bắc, tháng 08/ 1949, đại hội chư tăng được triệu tập tại chùa Quán Sứ, thành lập Tăng Ni chỉnh lý Bắc Việt. Năm 1950, đổi lại là Phật giáo Tăng giá Bắc Việt, thiền sư Mật Ứng được suy tôn làm Pháp chủ. Phật học đường cũng mở cửa lại để tiếp tục trọng trách đào tạo tăng ni.
Cùng năm 1949, Hội Việt Nam Phật giáo được thành lập tại chùa Quán Sứ- Hà Nội, cư sĩ Bùi Thiện làm Hội Trưởng. Mô hình Gia đình Phật Hóa Phổ bắt đầu phát triển ở miền Bắc Việt Nam. Bên cạnh đó, Hội Phật tử Việt Nam được thành lập tại chùa Chân Tiên. Tuy nhiên, hoạt động của Hội này không được rộng rãi.
Tại miền Nam, năm 1946, thiền sư Trí Tịnh, Quảng Minh lập Phật học đường Liên Hải- Chợ Lớn. Các Phật học đường Mai Sơn, Ứng Quang- Chợ Lớn, Phật Học đường Trà Vinh- Trà Vinh thu nhận nhiều tăng sinh. Năm 1950, các Phật học đường được thống nhất làm một và lấy tên là Phật học đường Nam Việt, trụ sở chính là chùa Ứng Quang, tức chùa Ấn Quang ngày nay.
Ngày 22/ 02/ 1951, cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền tập họp những cư sĩ thuần thành, có nhiệt tâm, nhiệt tình để thành lập Hội Phật học Nam Việt, hội trưởng là cư sĩ Nguyễn Văn Khoẻ- đã từng phục vụ cho Hội Lưỡng Xuyên Phật học. Trụ sở đầu tiên được đặt tại chùa Khánh Hưng, sau dời về chùa Phước Hòa- Bàn Cờ. Sau khi chùa Xá Lợi được xây dựng xong, trụ sở của Hội được dời về chùa này.
Trong cùng thời điểm này, Gia đình Phật hóa phổ cũng bắt đầu phát triển ở miền Nam.
Tháng 06/ 1951, các chư tăng tổ chức đại hội ở chùa Hưng Long, thành lập giáo hội tăng già Nam Việt, trưởng ban trị sự là thiền sư Ðạt Từ, trụ sở đặt tại chùa Ấn Quang.

Trong khoảng 6 năm từ Cách mạng tháng 8/ 1945 đến 1951, tuy gặp nhiều khó khăn trở ngại, nhưng nhờ sự đoàn kết và tinh thần giữ gìn phát triển đạo Pháp của tăng ni trong nước, hai tập đoàn của Phật giáo: Giáo hội tăng già và Hội Phật học đã được thành lập và đi vào hoạt động.
IV. Giai đoạn từ năm 1951 đến năm 1963:
Năm 1951, khi các tập đoàn tăng già và cư sĩ hoạt động ổn định, đại hội Phật giáo toàn quốc được tổ chức tại chùa Từ Ðàm- Huế. Ðại hội nhất trí tập họp lại thành một khối Phật giáo thống nhất, tên là “Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam”. Ðại hội đã thảo luận và thông qua bản điều lệ, nội quy cuả hội, bầu ban quản trị, hội chủ là ngài Thích Tịnh Khiết.
Năm 1952, các đoàn thể Tăng già Bắc- Trung- Nam cũng tổ chức đại hội tại chùa Quán Sứ- Hà Nội, thành lập Giáo hội Tăng già toàn quốc. Ðại hội cũng đã công cử một ban tổng trị sự, thượng thủ là ngài Thích Tuệ Tạng.
Các tổ chức Phật giáo trên đã tuyên bố “không mang màu sắc chính trị”. Chính quyền lâm thời công nhận sự thống nhất thành một khối của các tổ chức Phật giáo nhưng thực chất vẫn muốn gây chia rẽ để dễ dàng lợi dụng làm công cụ tuyên truyền chính trị, đối kháng cách mạng. Chúng đãlập các hội Phật giáo khác như Thuyền Lữ ở miền Trung, Phật giáo Cổ Sơn Môn ở miền Nam để bôi nhọ Phật giáo. Tuy nhiên, với những hiểu biết về giáo lý cuả đạo Phật, hai hội này đã bị vô hiệu hóa. Bên cạnh đó, ở các vùng kháng chiến đều có tổ chức Phật giáo cưú quốc nhưng các ủy ban nhân dân lại có hành động xâm phạm đến tăng sĩ, tự viện và các giáo đường cuả các tôn giáo, gây sự phản ứng từ các tín đồ ở địa phương. Trước tình hình đó, chính phủ lâm thời đã ra sắc lệnh bảo vệ quyền tự do, tín ngưỡng, nhưng trên tinh thần vẫn chưa thực sự tôn trọng, vẫn tồn tại một số người bên ngoài rất tán dương Phật giáo nhưng bên trong suy nghĩ laị ngấm ngầm công kích Phật giáo.
Ở nông thôn, làng xã nào có tổ chức khuôn Tịnh độ thì ở làng xã ấy có nhiều thay đổi tích cực, đa số những người tham dự vào công việc hành chánh ở thôn, xã của cách mạng là Phật tử. Trong mười hai năm (1951 – 1963) từ khi thành lập tổng Hội Phật gioáo Việt Nam,  đã có rất nhiều tăng sĩ, huynh trưởng gia đình Phật Hóa Phổ đã xả thân cho cách mạng, nhưng những sự hy sinh này chỉ được ca ngợi ở hình thức bên ngoài, bên trong thì vẫn còn cho rằng Phật giáo là nguy hại, những người theo Phật giáo đã bị thực dân ru ngủ và lợi dụng. Có thể từ sự nghi ngờ này mà chính quyền lâm thời đã áp dụng chính sách mang tính đè nén Phật giáo. Các hội Phật giáo lúc bấy giờ tuy đã tham gia kháng chiến, đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc nhưng vẫn chưa thể “giải tỏa mối nghi ngờ này”!
KẾT LUẬN
Với thành quả cụ thể, được nhắc đến nhiều nhất đó là tổ chức Gia đình Phật tử, kết quả mà các hội Phật Giáo đạt được là nhờ sự hy sinh cuả rất nhiều tăng sĩ cũng như Phật tử ở khắp nơi trong cả nước. Sự hình thành các hội Phật giáo đã chứng minh phong trào chấn hưng Phật giáo vẫn còn là một con đường dài phiá trước và tổ chức Gia Ðình Phật tử đang đi trên con đường đó. Từ tên gọi ban đầu là Ðoàn Phật học Ðức Dục, sau đó là Gia đình Phật Hóa Phổ, cho đến tên Gia đình Phật tử, Gia đình Phật tử Việt Nam ngày nay. Sau thời gian dài tạm ngưng sinh họat đã họat động trở lại cũng đã phần nào thực hiện được tâm niệm của người sáng lập Gia đình Phật tử, cư sĩ- bác sĩ Tam Minh- Lê Ðình Thám. Gia đình Phật tử ở thế kỷ hai mươi mốt vẫn tiếp nối và thực hiện mục đích “đào luyện thanh thiếu đồng niên thành những Phật tử chân chính, góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần phần giáo”. Ðó là một sứ mạng, một “trọng trách” cuả người áo Lam trong xã hội hiện đại ngày nay, ngoài các vị tăng già chân chính, đạo hạnh, còn phải có sự góp sức của các Phật tử tại gia, thuần thành, trung kiên, tích cực hộ trì đạo pháp mà đứng đầu phải là những huynh trưởng Gia đình Phật tử, sao cho:
“… Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông…”










PHỤ LỤC
 Tài liệu tham khảo:
-         Tài liệu huấn luyện huynh trưởng cấp 1 A Dục.
-         “Cư sĩ Phật tử cần biết”- Thầy Minh Tâm, chùa Phật Ân.
-         “Việt Nam Phật giáo sử luận”, quyển 3- Nguyễn Lang.

-         Trang web: www.thuvienhoasen.net

March 11, 2014

Bài viết cho Ưu Đàm 20- chu niên 2013' - PL2557



TẢN MẠN MỘT CHUYẾN ĐI

Năm tôi bắt đầu bước chân vào sinh hoạt gia đình Phật tử, tìm hiểu Phật pháp, học lịch sử đức Phật Thích Ca, .... Tôi không nghĩ rằng hai mươi năm sau, cũng là năm kỷ niệm hai mươi năm tái sinh hoạt Gia đình Phật tử Thiện Hoa 2 của tôi (1993 – 2013), tôi lại được đặt chân lên đất Phật. Một sự trùng hợp chăng hay một sự ‘tưởng thưởng’ cho những tháng ngày miệt mài kinh sách?! Dù gì đó cũng là một cột mốc thật tình cờ đối với riêng tôi.

Những bài học Phật pháp những câu chuyện tiền thân, đối với tôi ngày ấy (thập niên 90), như là những câu chuyện cổ tích hoặc là truyền thuyết, tôi đâu ngờ ở một đất nước xa xôi, Ngài đã đang hiện diện cách đây hơn hai lăm thế kỷ, hơn bốn mươi chín năm hoằng pháp, để chúng tôi có sự kiện lịch sử để học, để nghiên cứu, để thuyết trình và để “làm kiểm tra” như bây giờ. Học lịch sử Việt Nam, học “chiến tranh thế giới”, nào là quân đồng minh, phe phát xít, sao mà nhầm tới nhầm lui, học tiểu sử Ngài (đức Phật Thích Ca) nó cũng dài và chi tiết không kém vậy mà vẫn nhớ, không sao quên được, cho dù có lu bu công việc, có nghỉ sinh hoạt một thời gian, vào sinh hoạt lại, vẫn nhớ, chẳng biết vì sao nữa, cả những bài hát, bài Trầm Hương Đốt, bài Sen Trắng, bài chào cờ Gia đình,… Cứ nghe là hát, không vấp chữ nào. Những sự việc này, tôi nghĩ phải mất hai mươi năm, nó mới tự động sao lưu vào bộ nhớ, chẳng cần phải học lại, chẳng cần mở tập ra xem, vẫn thuộc từng chữ, vẫn nhớ từng giai điệu, như là ‘ăn sâu vào máu’, giống như ‘nước lèo chảy trong huyết quản của chúng ta’ (phim Kungfu Panda), thì chúng tôi đây, dòng máu Lam chảy trong huyết quản tự hồi nào, một cách rất tự nhiên, không nhồi nhét, một sự huân tập.

Khi sang đất Phật, những bài Phật pháp về Ngài bỗng hiện ra sống động, tôi chạm tay lên bờ rào, gờ tường, thân cây, ngọn cỏ, bước chân lên vùng đất mà trước đây, Ngài đã đi. Nơi cội vô ưu, Ngài bước những bước chân đầu tiên đến với cõi đời này, Ngài không khóc, Ngài mang một thông điệp dễ hiểu mà muốn thực hiện được nó thật không dễ, “thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn”. Từng chốn đi qua, nghe như âm vang của thời gian tái hiện, này là lăng tẩm của cha mẹ Ngài, này là chỗ Ngài thuyết pháp, này là dòng sông nơi Ngài ngất xỉu, cái dòng sông nay chỉ là mặt đất khô cằn, người dân Ấn Độ tôn tạo thành di tích. Những trụ đá, trụ đá A Duc Vương đây ư?! Tôi đã học về cái trụ đá này. Ôi! Sao mà đi tới đâu giống như là tôi được “ôn bài” tới đó. Và tự nhiên tôi hát, từ những bài hát Đản Sanh đến những bài Thành Đạo, nghe sao nhạc Phật giáo Việt Nam mình đầy đủ quá! Đầy đủ và phù hợp với từng nơi chốn, từng sự kiện xảy ra với đức Phật, không biết nhạc Phật giáo các nước khác có thế không. Thiết nghĩ chỉ có những người thấm nhuần đạo Pháp mới có thể sáng tác nhưng bài hát hay và ý nghĩa như thế và cái nôi có thể nuôi lớn một trong những “tài năng” như vậy, là Gia đình Phật tử, tự dưng, cảm được cái hay hay của Gia đình Phật tử, thấy rằng Nhân – Quả, rằng bạn cứ hành động và tin vào một kết quả tốt đẹp. Vì chuyến đi tôi có được là một chuyến đi không định trước. Mặc dù tôi cũng có chuẩn bị, cho Má và tôi, rồi cuối cùng có những chướng duyên, rồi cũng có thuận duyên, để khuya nay tôi có thể ngồi gõ những dòng này cho kịp những tâm tư từ lúc trở về thành phố Hồ Chí Minh đến giờ, mới có dịp trải ra.

Tôi tự nhủ sau chuyến đi sẽ tinh tấn tu học và phụng sự hơn, thầm biết ơn những anh chị em áo Lam khác đã hỗ trợ tôi trong thời gian tôi không có ở Việt Nam lẫn thời gian tôi bận những công việc công ty. Màu áo Lam, chắc chẳng thể nào tôi làm phai mờ nó được, bằng chứng là tôi mặc áo dài Lam đến viếng Bồ Đề Đạo Tràng, tụng một thời kinh, ngồi thiền. Nhiều rất nhiều người từ khắp các nước, đủ thứ ngôn ngữ, nhưng khi vào phía trong gần gốc bồ đề nơi Ngài thiền định, chỉ có một lời kinh Phật, sự tĩnh lặng bao trùm, nghe linh thiêng từ hai ngàn hai trăm năm lẻ…

Sau chuyến đi, tôi sẽ tự tin hơn khi phụ trách bài “Lịch sử đức Phật Thích Ca”, tôi sẽ để dành bản đồ, để mai mốt dạy các em, đoạn từ “Sơ Sinh đến Thành Đạo” hay từ “Thành Đạo đến Nhập Diệt” sẽ có cái để minh họa cho các em. Ấy chết, viết ra đây, kẻo các em biết, đến khi dạy mà không có thì nguy! Bây giờ mạng internet phổ biến, các em có thể lên đó xem, lo gì?! Phải  không các em?!

Cảm xúc lẫn lộn sau hành trình dài, chuyển đổi đủ thứ các phương tiện, từ máy bay, xe lửa đến xe đò, chẳng biết cái nào nên nói trước, cái nào nên kể sau. Về tờ mờ sáng trên sông Hằng, cái lạnh buốt da, người run lập cập, cốc trà sữa nóng làm ấm lòng người, thả đèn hoa đăng cầu hạnh phúc bình an cho dân Việt, cho các anh chị em Gia đình Phật tử, cho Gia đình mình. Có đi mới thấy rằng người Việt bên ấy cũng không ít. Có qua mới biết người Việt làm từ thiện cũng nhiều, có “đi một sàng” mới thấy còn có nước nghèo hơn Việt Nam. Thấy nước mình vẫn còn hơn nước người ở một mức độ nào đó. Dọc dài xứ Ấn thấy  “toàn ăn xin”, người đi làm đâu mất rồi? Rằng là họ đi làm từ rất sớm, tín ngưỡng Bà La Môn, Ấn Độ giáo là đạo phổ biến ở đây mặc dù Ấn Độ là đất Phật, họ ghé lại thắp một ngọn nến, cúng một cành hoa hay đơn giản chỉ xá chào một cái trong ngôi đền nhỏ trên đường đi làm. Người Việt mình thì làm vậy ở nhà (đốt nhang trước khi ra khỏi nhà, …). Văn hóa khác.  Đó là một trong những cài “sàng khôn” tôi học được.

Mải tâm tình chuyến viếng thăm quê hương đức từ phụ Thích Ca, quên mất rằng ngày kỷ niệm chu niên lần thứ hai mươi đang đến rất gần, Nay chu niên lần thứ hai mươi rồi ư?! Tôi đã hai mươi tuổi Gia đình Phật tử rồi ư?! Mình đã đi sinh hoạt được hai mươi năm rồi ư?! Hỏi mà như đã trả lời. Một ngàn không trăm bốn mươi tuần sinh hoạt, lắng đọng lại trong một tuần diễn ra lễ chu niên, tôi thấy gì? Bạn cảm nhận được gì sao ngần ấy tuần đi trại, thi vược bậc, học Phật pháp, diễn văn nghệ, đi từ thiện, trại hè, …? Trưởng thành hơn hôm qua, bình an ở hiện tại, không có gì lo lắng ở tương lai bởi tất cả những gì đã học và tu tập, ta biết được rằng hạnh phúc trong từng sát na đang có, đủ Bi – Trí - Dũng để “đời ngũ trược, con thề vào trước”.

Chuyến hành hương trong năm đánh dấu một sự kiện đáng nhớ liên quan đến Gia đình Phật tử làm tôi thấy bồi hồi và thỉnh thoảng nghĩ ngợi về một sự hữu duyên trùng khởi. Mai này, không chỉ tôi, mà còn cầu mong cho tất cả anh chị em Thiện Hoa 2 sẽ có dịp trải nghiệm một chuyến tìm về đất Phật như thế!

_(())_ Sen Lam


NGƯỜI ÁO LAM

NGƯỜI từ khắp năm châu bốn bể,

ÁO sờn vai vì chương trình sinh hoạt, trại mạc gần xa, ...

LAM - hòa quyện tình Gia đình Phật tử bao la:

www.nguoiaolam.net

February 11, 2014

PLEASE TELL ME ~ HÃY NÓI CHO EM NGHE

Please tell me why...
Coldly the rain falls in the winter season
Sadly the afternoon was, why the cloud still pours down many leaves
The night was melancholy, why remaining the nostalgia

Please tell me why our story 
was broken, but still has not extinguished
Facing each other on the street, we kept our heads down and turn away
Simply like that, why still feeling sorry

Please tell me how many days and months it will take
To totally look at you as a stranger
In our love, you are the one who betrayed
Or I am the one who changed

Please give me the farewell words
Are they too luxury that you regret to speak out
Walking away without any goodbye saying
You are afraid of hurting me or dare not to face your heart

Please tell me... But no, no need to say anything
Perhaps silence is the simplest answer
But no, the last time please answer me
"Why our love is so fragile, sweetheart?"

Hãy nói cho em nghe tại sao...
Giữa mùa đông mưa còn rơi lạnh giá
Chiều đã buồn sao mây còn trút lá
Đêm đã sầu còn vằng vặc những nỗi niềm

Hãy nói cho em nghe chuyện chúng mình
Đã tan vỡ mà vẫn không lụi tắt
Gặp nhau trên phố mình cúi đầu quay mặt
Đơn giản thế thôi sao cứ tiếc chi hoài

Hãy nói cho em nghe phải mất bao nhiêu tháng ngày
Mới có thể nguôi quên hình bóng cũ
Chuyện chúng mình anh là người tình phụ
Hay em mới là một kẻ đổi thay

Hãy nói cho em nghe lời chia tay
Có đắt giá lắm không mà sao anh tiếc rẻ
Quay lưng đi không một lời từ giã
Anh sợ tổn thương em hay chẳng dám đối diện với lòng mình?

Hãy nói cho em nghe... mà cũng chẳng cần nói để làm gì
Có lẽ im lặng là câu trả lời đơn giản nhất
Mà không... anh hãy trả lời em lần cuối
"Sao tình yêu chúng mình dễ mất thế hả anh?"

- Nguyen Thi Cam Tu ~ Nguyễn Thị Cẩm Tú

*Translated by Nga *