December 30, 2022

Jan-25-2017, from a balcony after raining in Sai Gon, Viet Nam... ☁️🌦🌧⛈💧💦☔️🌧

After a rain in an afternoon, a few days before lunar new year, the year of the dog...

https://youtu.be/HXj_7spwe4I


Listening to the rain in an afternoon in Sai Gon, Viet Nam Jan-25-2017... ☁️🌦🌧⛈💧💦☔️🌧


 The rain in 2017, more than 5 years ago now... A few days before lunar new year, year of the dog 2018.

August 07, 2021

BA TÔI VÀ TIỆM ĐÁ DƯƠNG CẨM THÀNH

Lời tự sự: tự nhiên tôi chợt nghĩ và liên tưởng tới truyền thuyết kể rằng, khi người cá bị tình yêu phản bội thì sẽ hóa thành bọt biển, ba tôi hay khi con người ta ngừng thở thì hóa thành tro bụi… Còn cái nghề khắc chữ mộ bia đá thì đã thực sự mai một ở Sài Gòn…

***

… Gan bảo rằng: “Tôi mệt quá, đi nghỉ ngơi đây. Phổi, ông cứ từ từ thở đi nhé!”. Phổi nhìn lên sống mũi: “Tui cũng mệt quá rồi! Não ơi! Anh liệu mà xem nhé, tui cũng đi “nghỉ ngơi” đây”… Thế là khoảng bốn giờ chiều ngày hôm ấy, ba tôi nngừng thở, ngủ một giấc trưa và không bao giờ tỉnh dậy, Não bảo rằng: “Thôi, tôi cũng chẳng còn thiết tha suy nghĩ nữa. Gan, anh ấy đã “đi” rồi, cô Phổi xỉu theo, van Tim đóng lại, Máu ngừng chảy, những liều albumin không vực nổi anh Gan...”. Ba tôi bảo rằng: “Thôi, anh (Não) đừng cố, tụi nó không về được thì thôi! Mà dịch bệnh vậy, tui cũng không muốn tụi nó về, về cũng bị cách ly, trong khi tui càng ngày càng không muốn động đậy, chả trách người ta hay nói lờ đờ như người không thiết sống, ăn cũng ăn chẳng được nhiều, để tôi chợp mắt cái đã.” Nào ngờ cái chợp mắt này của Ba khi mở mắt ra là Ba đã ở một thế giới khác rồi.

Ông tổ trưởng nhắn tin thông báo trong nhóm chat tổ 27 nhà tôi chia buồn. Thời buổi công nghệ và do đang cách ly vì dịch bệnh, tin nhắn chia buồn của “xóm trưởng” này làm nhà tui cũng cảm động quá, tổ dân phố cũng có quan tâm. Ba tôi con đàn cháu đống, tám đứa con, bảy đứa cháu, mà khi “ra đi” thì chỉ có một đứa con và hai đứa cháu cùng với hai đứa cháu ruột dư MiSu MiSa. Ngày đám ma MiSu Misa được cột nơ trắng loanh quanh lẩn quẩn bên chỗ ông Ngoại nằm, đằng trước có lư hương.

Cú Lũ là bạn làm ăn, bạn vong niên của ba. Chú ghé lo mấy thủ tục đám ma, chú và ba tôi chắc làm cùng hợp tác kinh doanh từ lâu lắm, nghe chị tui báo tin, khoảng mười phút sau ổng đã có mặt ở nhà tôi lo tang sự, ổng đến trước, mấy “người lính” của ổng đến sau, Ba tui “đi” rồi, ổng mất đi một mối làm ăn. Hồi xưa, khi ông Bún mất, ba có qua đi đám ma, ông Bún là người chuyên coi ngày tháng để chôn cất, ông Cú Lũ là chuyên lo đám ma, Ba tôi là chuyên làm mộ bia, hũ cốt. ông Cú Lũ đi làm đám mà có đám nào muốn làm mộ bia thì giới thiệu qua Ba tôi, mà muốn coi ngày giờ nào hạ huyệt tốt hay ngày giờ gì đó thì ba tôi đi kêu ông Bún. Giờ kể ra đấy thấy bộ ba này làm ăn thật là lâu năm uy tín, giờ chỉ còn ông Cú Lũ. Người mà khi Ba tôi ngưng thở, tôi mới biết tới ông ta, qua lời kể của chị Tư còn ở Việt Nam. Ba mất còn mình chị ở Việt Nam handle (lo sắp xếp) hết mọi chuyện. Ba mất sau khi chị và hai cháu với nhỏ em họ mang ba đi tắm rửa cho mát mẻ sạch sẽ.

Con viết lại đây những dòng này kính dâng hương hồn ba. Chị Hai và chị Ba khóc nhiều nhất. Mấy đứa còn lại thì mếu. Hai đứa cháu gái thì sợ, không dám nhìn ông ngoại mặt xanh mét qua màn hình. Thằng cháu nội thì: “Ông nội, ông nội ngủ kìa!”

Tôi không biết bây giờ là ngày tháng năm nào, mấy giờ mấy phút mấy giây, tôi chỉ biết hôm nay tôi chính thức trở thành đứa trẻ mồ côi… cha… Tôi không khóc nhưng nước mắt rơi suốt đoạn đường từ nhà ra trạm xe buýt, sao cảnh vật nó cứ nhạt nhòa. Ba tui mất mà tui không được ở nhà đưa đám, vẫn phải đi làm như mọi chuyện vẫn bình thường, giờ mới hiểu tâm trạng của chị bạn khi ba chỉ mất năm ngoái, cũng vì bệnh già, nhưng do Covid-19 nên chỉ cũng không về được.

Em bảo: “Người làm mộ bia đá lâu năm nhất ở Sài Gòn đã mất”. Chị tôi bảo: “Ừ”. Chẳng biết ai có còn để ý một cái tiệm kinh doanh mộ bia đá, hũ cốt, khắc chữ mộ bia. Chữ Tàu, người Hoa đặt Ba tôi làm nhiều lắm vì chữ viết đẹp, hồi đó đâu có máy tính font (kiểu) chữ Tây, Tàu như bây giờ, tới khi có vi tính vi tiếc, Ba tui cũng làm theo mẫu vi tính, nhưng chữ Hoa viết tay của chú tôi khi đi nước ngoài viết để lại, người ta thích hơn và Ba tôi vẫn còn dùng cho tới ngày nay. Chữ viết tay in lên đá rồi theo nét đục ra hoặc khắc lên. Có lần bạn tui ghé nhà, nó thấy tui đeo kiếng bảo hộ, đục một tấm bia, đó là tấm đá hoa cương 40 x 60 cm thôi, nó ngạc nhiên, tui nói có gì đâu này cũng đâu có khó mấy, đục theo viền nét chữ, …,  nhưng tui ngưng lại vì nó đến nên tui phải ngưng làm để tiếp nó. Lần đó hình như là vì làm không kịp, với tui cũng rãnh nên phụ Ba đục tấm bia.   

Tôi đã từng nghĩ làm một website, trước đó là in danh thiếp bằng tiếng Anh, Ba cũng đi in bằng tiếng Anh, mặt trước tiếng Anh, mặt sau tiếng Hoa, rồi sau đó tôi định làm một website nữa cho tiệm đục đá nhà mình để quảng cáo, rồi marketing đi tư vấn cho người ta, nhưng nghĩ đến chuyện người ta đang đau buồn mà mình cứ nói chuyện bia mộ, rồi nghe chuyện người ta kể về người chết, vì có những tấm mộ (hàng làm xong, khách chưa đến lấy nên còn dựng ở trước nhà) tôi thấy tuổi đời còn rất trẻ, nhưng không dám “chê khen” mặc dù tấm bia không có hình, chỉ nghĩ trong đầu: oh người này mới hai mươi tuổi. Còn với những tấm bia bảy mươi, tám mươi tuổi thì tôi coi đó chuyện bình thường vì già rồi thì phải chết. Trời ơi, đầu óc lúc đấy đơn giản nghĩ như vậy đó… Tôi cảm thấy mình đi tư vấn món hàng mà người ta đang có tang như vậy thiệt là không nỡ, việc này giống như việc kinh doanh trên nỗi buồn của người khác, tôi lại hay mủi lòng trước những mất mát như vậy. Giống như hồi trước tôi làm cho một đại lý vé số, tôi gọi công việc đó là: kinh doanh sự may mắn của người khác, còn giờ việc kinh doanh của gia đình là: kinh doanh trên nỗi buồn của người khác. Tôi cảm thấy tôi làm không được, với lại tôi thấy ba không có ý muốn mở rộng kinh doanh gì hết, chỉ vậy thôi. Có mấy người khách từ Campuchia sang đặt hàng với Ba, cũng có những người khách đi xế hộp tới nói chuyện mộ bia với ba cả buổi trời; tôi nhìn chiếc xe hơi lạ lẫm, ông khách hào hứng chỉ cách cái xe đóng cửa lại, dạng cửa lùa, lần đầu tiên tôi thấy cái xe hơi cửa lùa tự động đóng lại, sau này thì không còn lạ gì nữa rồi. Ba có những người khách đặc biệt, đa số là người Hoa: người Tiều, người Quảng, người Hẹ, ... Ba tôi biết nói tiếng Phúc Kiến, tiếng Thượng Hải, tiếng Tiều (đương nhiên rồi). Vậy mà con ổng có được có một đứa nói rành tiếng Hoa 😊 Khi Ba “đi” rồi, trong nhà không một đứa nào nối nghiệp Ba. Có lần tôi đi ngang Bình Hưng Hòa, thấy có tiệm đề bán mộ bia đá gì đó, tò mò ngoảnh lại xem thấy trưng bày đồ cũng giống giống nhà mình bán. Vậy là Sài Gòn cũng có tiệm bán chứ nhà mình không là duy nhất, nhưng họ bán chứ có biết làm đâu, làm ở đây là đục đẽo khắc chữ đó các bạn ạ! Nhà tôi thì là vừa làm (sản xuất) vừa bán, chỉ có hũ cốt là Ba mua ở Bình Dương về để bán thêm thôi vì có một thời gian có nhiều người ghé hỏi mua hũ cốt.

Khi Ba mất rồi, thì cái nghề này cũng theo ba mà đi, giống như món bánh bò “độc chiêu” của Ngoại. Không biết có ai nhận ra Sài Gòn có tiệm (đục) đá? Không biết thằng bạn hôm nào nhìn thấy tui đục đá, có tình cờ đọc được những dòng này và nhớ ra Sài Gòn hồi xưa đường “chồng của bà Âu Cơ”, có mội cái tiệm làm mộ bia đá, có con nhỏ bạn cầm cây búa với cây đục khi nó đến tìm, chứ không phải đọc sách hay nghe nhạc như mấy cô nàng khác. Có lẽ, mà chắc nó chẳng còn nhớ đâu vì sau đó hình như nó “bỏ chạy mất dép” rồi vì con Nga “hiền lành” vậy mà cầm cây búa với cây đục, nghĩ cũng nghĩ không ra sao hai cái hình ảnh đó ghép lại nó không ăn khớp (ra nhỏ Nga) chút nào 😊

Năm ngoái (2021), tôi về nước đi uống cà phê với bạn, thấy quán cà phê gần bên cái chùa to đùng, ghi chữ Thảo Đường Thiền Tự, về kể với Ba, Ba nói toàn bộ chữ trong đó là ba (thầu) làm hết, Ba đưa hình trong iPad cho tui coi, là đúng thiệt, cái chùa to đẹp ghê, tui tự hào, một cái dự án to đùng như vậy, ba đâu có cần phô trương cho ai biết để “câu dẫn” khách hàng. Con gái nói thì bà chỉ cho coi. Giờ nghĩ lại, có lẽ là dự án lớn và cuối cùng trong cuộc đời của Ba, là những gì Ba để lại, vì Ba đi thì Ba không có để lại gì cho tụi tôi gọi là kỷ niệm sâu sắc. Giờ mà tui có về Việt Nam, tui sẽ ghé Thảo Đường Thiền Tự, sờ lên từng mặt chữ mà Ba tôi đã miệt mài làm khi đang thực hiện dự án, mà tưởng niệm về Ba. Tui không cần ai biết là tiệm đá Dương Cẩm Thành đã thi công phần chữ chạm trổ/ khắc cho cái thiền tự đó. Tiệm đá Dương Cẩm Thành đã không còn truyền nhân. Từ đây, trang sử ba đời kinh doanh mộ bia đá đành khép lại. Tụi con sẽ nhớ Ba, Má sẽ nhớ Ba, con thỉnh thoảng sẽ nhớ tờ giấy trắng in tiêu đề Tiệm đá Dương Cẩm Thành Sai Gon Cho Lon (*) vừa chữ Hoa vừa chữ Việt.

Ba rất yên tâm về tụi con, đúng không? Cho nên mới nhắm mắt mà chẳng chờ đứa nào về? Chẳng có nuối tiếc ai, chẳng la hét giành quyền sống với tử thần. Nhắm mắt xuôi tay đúng nghĩa và theo thứ tự sinh – lão – bệnh – tử.

Nghĩ cũng lạ, mấy lần trước tôi có công chuyện về Việt Nam thì cũng nhằm lúc có việc đi dự đám tang người thân của bạn bè, người quen; một lần là đám tang bà ngoại của bạn tôi; lần kia là đám ma một em Oanh vũ Nam Gia đình Phật tử Chánh Định; lần vừa rồi là đi đám ma giùm chị tôi, rồi là lo phụ tang lễ của thầy Quảng Độ. Vậy mà đám ma của Ba tôi, tôi lại không được… Trong khi đó, một người bạn của chị tôi mới biết gần đây lại có duyên hỗ trợ chị tôi lo ma chay này nọ ở bên kia bờ đại dương. Đúng là nhiều khi phải có duyên mới được…

Ba có nhớ món cháo sườn Hai Bà Trưng con mua cho Ba? Bún mắm Phú Bình, hủ tíu Nam Vang mé Nguyễn Tri Phương quẹo vô, còn có hủ tíu hồ gì đó mà Ba chỉ con vô lộn tiệm?! Bánh lá liễu Ba hay mua ở gần nhà bạn con? Rồi cơm gà Thiên Thiên, hủ tíu xào? Ba có nhớ con chở Ba đi đem đồ cho chị Tư lúc chỉ đi Indonesia về bị cách ly? Ba coi chừng xe, còn con chen vô xếp hàng để đưa đồ cho chỉ? Ba có nhớ… Ba trên bàn thờ nhìn ra hàng hiên, chiếc đèn kéo tang đong đưa theo gió, màn mái hiên có ghi chữ tiệm đá Dương Cẩm Thành bay phấp phới… Cát bụi… Trở về thôi…

 

Virginia, cuối hạ, đầu thu tháng 8 năm 2021,

Các con và Má đồng kính tiễn đưa Ba

Diệu Hoàng- Người Áo Lam viễn xứ kính ghi.

(*) Sai Gon Cho Lon là chữ không dấu chứ không phải tui gõ thiếu dấu, hồi nhỏ cứ không hiểu cứ đọc là Cho Lon (Sai Gon thì biết là Sài Gòn rồi), không biết chữ đó là cái gì và không biết chỗ đó ở đâu và tại sao lại ghi như vậy, lớn lên một chút mới biết là chữ Chợ Lớn và vì cái form đó là từ thời ông nội truyền lại nên cứ theo vậy, không có ghi dấu!

 

 

December 30, 2019

Translated quote from original of Mo Dao Zu Shi

"Mỗi ngày chính là mỗi ngày" // Every day means every single day (!!!)

Translated quote from original of Mo Dao Zu Shi

- Nga Duong - 

Inspiration from a Facebooker "Ba nghìn một chiếc chén xinh xinh"...

"Three thousand (dong) a cute Zhan"

Ba đồng một mớ đàn ông
Đem bỏ vào  lồng cho kiến nó tha
Ba trăm một mụ đàn bà
Đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi

Ba nghìn một chiếc chén xinh xinh
Đem bỏ vào bình Thiên Tử Tiếu
Mang về cất ở Vân Thâm...


Ôi trời ơi! Chén Bác...

- Nga Duong -